PHÁT HUY VAI TRÒ CHỦ THỂ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG LỄ HỘI

Cái gốc của Lễ hội là một sản phẩm của văn hóa dân tộc và khởi đầu của nó là sự kết tinh những giá trị nhân văn của cộng đồng lấy ứng xử với tự nhiên và con người làm trọng. Nếu chúng ta hiểu về căn cốt của Lễ hội một cách tử tế thì ứng xử của chúng ta với Lễ hội mới tử tế.

Trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại, việc ứng xử với Lễ hội truyền thống đang đặt ra những thách thức và cả cơ hội mới.

Lễ hội là tấm gương phản chiếu những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc, và còn là môi trường bảo tồn, làm giàu và phát huy nền văn hóa dân tộc ấy. Lễ hội chính là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt trong việc bảo tồn văn hóa. Quá trình tiếp nối lễ hội trong đời sống luôn có sự vận động và đặt ra thách thức mới trong đời sống và quản lý.

Muốn bảo tồn được Lễ hội truyền thống, trước hết chúng ta phải biết Lễ hội là gì. Theo tôi, Lễ hội là một cặp phạm trù thống nhất nương tựa nhau để tồn tại, không có cái nọ thì không có cái kia. Hội trước hết là sự tập hợp, chứ hội không phải là sự vui chơi, tập hợp một cộng đồng người nào đó để thực hiện những điều Lễ.

Cái gốc của Lễ hội là một sản phẩm của văn hóa dân tộc và khởi đầu của nó là sự kết tinh những giá trị nhân văn của cộng đồng lấy ứng xử với tự nhiên và con người làm trọng. Nếu chúng ta hiểu về căn cốt của Lễ hội một cách tử tế thì ứng xử của chúng ta với Lễ hội mới tử tế.

Kinh nghiệm cho thấy, mô hình gắn kết giữa việc quản lý của cộng đồng với hoạt động tổ chức và quản lý Lễ hội sẽ mang lại hiệu quả và mang tính bền vững. Bởi nếu chỉ nặng về quản lý Nhà nước về hoạt động Lễ hội thì chắc chắn sẽ dẫn đến hành chính hóa và sẽ xa rời với cuộc sống của cộng đồng; còn nếu buông lỏng trong cộng đồng mà không có sự quản lý, hướng dẫn của Nhà nước thì sẽ phát sinh những vấn đề quy mô, đối tượng tham gia và những sự biến đổi của lễ hội cũng đang có sự vận động, như vậy thì chắc chắn sẽ không quản lý được những vấn đề lớn đặt ra. Mô hình mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã hướng dẫn cho các địa phương là tăng tính tự quản của cộng đồng đối với hoạt động lễ hội truyền thống, trong đó, Nhà nước phải xác định những giới hạn nhất định trong công tác quản lý để chính quyền địa phương cũng như người dân nâng cao được hiệu quả nhất trong việc quản lý hoạt động của Lễ hội bảo đảm phối hợp đồng bộ, nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức lễ hội trên địa bàn.

Để cộng đồng là chủ thể trong công tác quản lý bảo tồn, phát triển Lễ hội thì việc truyền thông cho cộng đồng là quan trọng. Người dân phải hiểu việc tham gia tổ chức Lễ hội, mở rộng các hoạt động Lễ hội là mang lại lợi ích cho chính cư dân ở đó về tinh thần và vật chất. Do vậy, bên cạnh việc giáo dục truyền thông rộng rãi thì cần giáo dục cộng đồng để cộng đồng theo kịp thời đại này.

Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, khi mà việc bảo tồn, làm giàu và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, thì Lễ hội gánh một phần trách nhiệm là nơi bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Lễ hội là thuộc về cộng đồng, do đó cần có giải pháp đồng bộ cho việc tổ chức và quản lý Lễ hội. Trong đó, cần phát huy vai trò của người dân, của cộng đồng trong tổ chức và quản lý Lễ hội. Quan trọng là cần phát huy vai trò của các nhà khoa học, nhất là khoa học lịch sử, văn hóa trong việc phản biện, tư vấn trong việc tổ chức Lễ hội để phát huy tốt hơn nữa vai trò của Lễ hội trong xã hội hiện đại.

                                                     Trượng Tính
Tin mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 12
  • Hôm nay: 59
  • Trong tuần: 250
  • Tất cả: 71212

 TRANG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VĂN HÓA CHĂM

Địa chỉ : 28 Đường Tô Hiệu, Phường Tấn Tài, TP. Phan Rang-Tháp Chàm, Ninh Thuận. 
Điện thoại : 0259 3822723  - 02593504099       Email : ttncvhc@ninhthuan.gov.vn.
Ghi rõ nguồn ttncvhc.ninhthuan.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ Website này.