-
40
17/01/2024
Tiếp nhận Công văn Số:
98/SVHTTDL-QLTTDL, ngày 15/01/2024 của Sở VHTTDL tỉnh Ninh Thuận, về việc
cung cấp thông tin điểm đến đẹp, đặc sắc tại địa phương để tích hợp vào Ứng dụng
Map 3D/360 TPHCM phục vụ chào mừng kỷ niệm
50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); Trung
tâm nghiên cứu văn hóa Chăm cung cấp thông tin một số điểm đến đẹp, đặc sắc
tại địa phương liên quan đến di sản văn hóa Chăm như sau:
-
39
07/02/2023
Mỗi chiếc ché đều có tiếng nói riêng, xuất xứ riêng và
trong mỗi chiếc ché đều ẩn chứa “linh hồn” của nó. Mặt khác, tác động của xã
hội, thời đại, tôn giáo, tín ngưỡng… mà những chiếc ché tráng men Chăm đã rời xa chủ nhân của chúng và được sưu tập, trưng bày
tại Trung tâm nghiên cứu Văn hóa Chăm. Do vậy, không chỉ bảo tồn nguyên trạng bộ
sưu tập mà còn bảo tồn mang tính kế thừa.
-
38
13/01/2023
Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm là đơn vị sự nghiệp
công lập trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận qua 30 năm hình
thành và phát triển (19/01/1993 - 19/01/2023). Với nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm,
trưng bày, giới thiệu về văn hóa Chăm nhằm mục đích tạo sự hiểu biết, giao lưu văn
hóa lẫn nhau giữa các tộc người trong tỉnh.
-
37
12/12/2022
Sáng ngày 9 tháng 12 năm 2022, tại Hội trường Ban quản lý thôn Hậu Sanh,
xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước đã diễn ra Hội thảo khoa học “Văn hóa truyền thống
làng Chăm Hậu Sanh” do Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm phối hợp với Ban quản
lý thôn Hậu Sanh cùng tổ chức.
-
36
26/09/2022
Theo cách hiểu của
tôi về nghĩa rộng và nghĩa hẹp, Văn minh là một lát cắt trong sự phát triển của
văn hóa. Nó chỉ trình độ cao phát triển của xã hội, thước đo của sự phát triển.
Văn minh ra đời sau văn hóa và thiên về giá trị vật chất, kỹ thuật, công nghệ gắn
với việc nhà nước ra đời, luật pháp, đô thị…
Với cách hiểu này,
tôi chọn tiêu đề “Dấu ấn văn minh Ấn Độ qua lễ hội Katé của người Chăm tại tháp Po
Laong Girai” tỉnh Ninh Thuận … cho buổi tọa đàm này.
-
35
03/11/2021
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các tộc
người thiểu số tiếp cận được thị trường trong và ngoài nước nhờ chính sách mở cửa,
Đổi Mới của Nhà nước. Từ đó, đã làm thay đổi đời sống kinh tế, xã hội các tộc
người thiểu số, họ không ngừng sáng tạo ra nhiều dòng sản phẩm thủ công mỹ nghệ
để đáp ứng với nhu cầu thị hiếu của thị trường. Người Chăm vẫn duy trì loại
hình kinh tế nông nghiệp, tận dụng thời gian nông nhàn làm các sản phẩm thủ
công phát triển sinh kế gia đình. Do đó, xu hướng sinh kế của tộc người thiểu số
vừa sản xuất nông nghiệp vừa làm các sản phẩm thủ công truyền thống để phục vụ nhu
cầu văn hóa và du lịch cho địa phương.
-
34
15/03/2021
Ngày 03 tháng 02 năm 2021, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã ký quyết định số 606/QĐ-BVHTTDL đưa Nghi lễ đầu năm của người Chăm ở làng Bỉnh Nghĩa, xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng.
-
33
19/02/2021
Nghi lễ Cambur là nghi lễ cúng Thần làng của
người Chăm ở làng Phò Trì, đây là một trong những nghi lễ quan trọng nhất của
làng, là nơi còn bảo lưu những giá trị văn hóa đặc sắc về phong tục tập quán,
tôn giáo tín ngưỡng.
-
32
12/01/2021
Cambur là lễ hội truyền thống mang tính cộng
đồng của người Chăm, lễ thường tổ chức vào mồng một (mười sáu)hạ tuần trăng
tháng 9 Chăm lịch, khoảng tháng 11 dương lịch. Mục đích và ý nghĩa của lễ hội
là để cúng tế cho các vị nữ thần mà đứng đầu là thần mẹ xứ sở Po Inâ Nâgar (Pô
Inư Nưgar).
-
31
06/01/2021
Po Klaong Girai, là vị vua trị vì 54 năm (từ
1163-1217), đã có nhiều công lao đối với dân tộc Chăm trong việc chống giặc và
trong việc tổ chức khai mương, đắp đập thủy lợi làm cho đồng ruộng tươi tốt…và
với nhiều truyền thuyết, huyền sử vô cùng hấp dẫn về vị vua này.