Thiết
nghĩ, Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm cần tổ chức khảo sát nghiên cứu chuyên
sâu và đề xuất với các cấp chính quyền cần có sự quan tâm để bảo vệ các di tích giếng cổ Chăm.
Bên cạnh những di tích lịch sử tiêu
biểu mang đặc trưng văn hóa truyền thống như: đền tháp, bia ký, đập nước… Đến nay,
người Chăm vẫn còn lưu lại một loại di tích ít được biết đến, nhưng rất độc đáo
đó là những giếng cổ có mạch nước không bao giờ cạn. Qua
khảo và tìm hiểu vào tháng 7 năm 2020 cho thấy; tại địa bàn huyện Thuận Nam, Tỉnh
Ninh Thuận đang tồn tại nhiều di tích giếng cổ như: Giếng Aia Mil - Aia Mbraong,
giếng Aia Mâk, giếng Aia La-oy (giếng Trắc hay giếng Nghé), giếng Aia Hala, giếng
Aia Daluk. Đặc điểm của những giếng
cổ thường nằm trên đồi cao bên chân núi, từ núi “Gió hú” trải đến núi “Ba tăng”
giáp ranh với huyện Tuy Phong, Bình Thuận. Giếng không sâu chừng 60cm, mạch nước
nổi tự nhiên chạy ra từ khe đá, thành giếng xếp bằng những phiến đá, khi nước
mạch chạy dâng lên qua miệng giếng trào ra ngoài dẫn vào con mương nhỏ chạy xuống
chân đồi.
Theo
ông Nghệ nhân ưu tú Phú Bình Đồn (sinh 1946) người Chăm, ở thôn Tân Bổn, xã Phước
Ninh, ông Oa Anak (75 tuổi) người Raglai ở thôn Trà Nô, xã Phước Hà thuộc huyện
Thuận Nam cho biết: Những giếng cổ Chăm nơi đây đã có từ lâu đời, mạch nước
luôn ổn định và tràn đầy quanh năm, không hề bị cạn kể cả vào mùa khô hay nắng
hạn kéo dài…
Nước giếng dùng để uống, sinh hoạt, nước tràn ra ngoài theo con mương để gia
súc uống và tưới tiêu cho cây màu. Giếng
cổ Chăm xưa nay luôn là nguồn cung cấp nước ngọt sạch và mát không những để nuôi
sống con người, vật nuôi mà còn phục vụ tưới tiêu cho cây màu. Ngày
nay, sự biến đổi khí hậu đã làm cho nguồn nước từ các sông, hồ, ao đang cạn kiệt
dần thì mạch nước ngầm của giếng cổ Chăm là nguồn tài nguyên vô cùng quý hiếm,
cho nên việc bảo vệ nguồn nước như chính bảo vệ sự sống của con người, động vật
và thảm thực vật. Hiện nay, đất rừng đang bị thu hẹp dần,
các giếng cổ và hệ thống mạch nước tự nhiên đang có nguy cơ biến mất bởi việc
giải phóng san lắp mặt bằng để phục vụ cho dự án điện năng lượng mặt trời. Để bảo tồn và phát huy giá trị di tích nguồn nước ngọt quý hiếm mang
lại cho cuộc sống con người
trên vùng đất khô hạn như huyện Thuận Nam. Thiết nghĩ, Trung
tâm nghiên cứu văn hóa Chăm cần tổ chức khảo sát nghiên cứu chuyên sâu và đề xuất
với các cấp chính quyền cần
có sự quan tâm để bảo vệ các di tích giếng cổ Chăm.
Châu Văn Huynh