Cambur là lễ hội truyền thống mang tính cộng
đồng của người Chăm, lễ thường tổ chức vào mồng một (mười sáu)hạ tuần trăng
tháng 9 Chăm lịch, khoảng tháng 11 dương lịch. Mục đích và ý nghĩa của lễ hội
là để cúng tế cho các vị nữ thần mà đứng đầu là thần mẹ xứ sở Po Inâ Nâgar (Pô
Inư Nưgar).
Cambur là lễ hội truyền thống mang tính cộng
đồng của người Chăm, lễ thường tổ chức vào mồng một (mười sáu)hạ tuần trăng
tháng 9 Chăm lịch, khoảng tháng 11 dương lịch. Mục đích và ý nghĩa của lễ hội
là để cúng tế cho các vị nữ thần mà đứng đầu là thần mẹ xứ sở Po Inâ Nâgar (Pô
Inư Nưgar).
Lễ hội Canbur được tổ chức trên các đền tháp như: đền Po Inâ Nâgar (Hữu
Đức - Ninh Phước), tháp Po Klaong Girai (Đô Vinh - Tháp Chàm), tháp Po Ramé
(Hậu Sanh - Hữu Đức). Ban tế lễ có các chức sắc như: Cả sư Bàlamôn (Adhia),
thầy kéo đàn Kanyi (Kadhar), bà bóng (Pajau) và ông từ (Camânei). Lễ vật dâng
cúng gồm có 1 con dê, trứng gà, rượu, trầu, cau, cơm, canh, bánh, trái… Ngoài ra
còn có dân làng ở mọi nơi trong vùng cũng mang lễ vật đến dâng cúng cầu an. Tiến
trình cuộc lễ được thực hiện qua các bước: lễ rước y trang (raok akhan aw), lễ
mở cửa đền, tháp (pek bambeng yang), lễ tắm tượng (Mânei yang) và đại lễ (Mâliéng
yang). Nghi thức dâng lễ, được chức sắc Kadhar vừa kéo đàn Kanyi vừa hát mời
các vị thần linh, mỗi vị thần đều có một bài hát lễ riêng. Trong lúc thầy
Kadhar hát mời thần thì chức sắc Cả sư (Adhia) làm phép đọc kinh cầu nguyện xin
mời thần về hưởng lễ vật mà phù hộ độ trì cho dân làng…
Nghi lễ kết thúc với vũ điệu múa thiêng của bà bóng và những người dự
lễ cùng tham gia múa mừng tạo nên bầu không khí sôi động, họ quên đi những vất
vả, lo âu của đời thường để tận hưởng những giây phút thăng hoa cho cuộc sống
và cầu xin các vị thần cho mưu thuận gió hòa, dân làng được bình an và hạnh
phúc./.
Châu
Văn Huynh