HỘI THẢO KHOA HỌC
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG LÀNG CHĂM HẬU SANH
Sáng ngày 9 tháng 12 năm 2022, tại Hội trường Ban quản lý
thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước đã diễn ra Hội thảo khoa học “Văn
hóa truyền thống làng Chăm Hậu Sanh” do Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm phối
hợp với Ban quản lý thôn Hậu Sanh cùng tổ chức.
Đến
tham dự Hội thảo có ThS. Trượng Tính - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn
hóa Chăm (Chủ trì Hội thảo), ông Hải Văn Thành - Phòng Quản lý Văn hóa và Gia
đình của Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch, bà Hứa Thị Ngọc Du - Phó Chủ tịch
UBND xã Phước Hữu, ông Trượng Lẽo - Bí thư Chi bộ thôn Hậu Sanh, các chức sắc,
nhân sĩ, tri thức, bô lão thôn Hậu Sanh, các cộng tác viên và viên chức của Trung
tâm Nghiên cứu Văn hoá Chăm.
Hội
thảo đã thảo luận về các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của người Chăm đang
được bảo tồn trong cộng đồng như lễ hội trên đền tháp, lễ nghi dòng tộc, nghi lễ
vòng đời, tập quán, tín ngưỡng, tri thức dân gian, làng nghề truyền thống, ẩm
thực, trò chơi dân gian, nhà ở, di tích văn hóa lịch sử và đời sống kinh tế -
xã hội… Qua trao đổi, thảo luận sôi nổi của các đại biểu đã làm rõ các vấn đề
di sản văn hóa đang bảo tồn trong cộng đồng làng. Đồng thời, nêu lên những
phong tục, lễ hội bị mai một theo thời gian như Lễ Pakap Halau Kraong (Lễ chặn
đầu nguồn nước), Lễ Paralao Kasah (Lễ tống đưa ở cửa biển). Hội thảo đã đặt ra
nhiều vấn đề làm sao để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Chăm và Raglai
trong lễ hội Katé, việc dạy phổ cập tiếng Chăm trong cộng đồng, truyền dạy đánh
mả la cho người Raglai để tiếp tục kế thừa phong tục tham gia cúng lễ trên đền
tháp Po Ramé giữa người Raglai và người Chăm.
Trên
cơ sở các ý kiến đóng góp, thảo luận và các đề xuất kiến nghị của cộng đồng,
Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm ghi nhận và sẽ tham mưu với Sở Văn hóa, Thể
thao và Du Lịch, các cơ quan, ban ngành chức năng xây dựng các giải pháp bảo tồn
và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống tại làng Chăm Hậu Sanh. Từ
đó, có thể khai thác các lễ hội, di sản văn hóa để phát triển du lịch nhằm thúc
đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, góp phần xây dựng Nông thôn mới
theo hướng phát triển bền vững. Hội thảo đã gợi mở nhiều hướng nghiên cứu mới,
khảo sát di sản văn hóa từ trong cộng đồng làng để thấy rõ tính đa dạng và đặc
thù riêng ở mỗi làng Chăm./.
ThS. PGĐ. Trượng
Tính - Bá Minh Truyền