KẾ HOẠCH Tổ chức tuần lễ du lịch di sản văn hóa Chăm nhân dịp Kỷ niệm 30 năm Ngày tái lập tỉnh (01/4/1992-01/4/2022) và 47 năm Ngày giải phóng Ninh Thuận (16/4/1975-16/4/2022)
Căn cứ Kế hoạch số 39/KH-SVHTTDL ngày 01/3/2022của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận về việc tổ chức các hoạtđộng tuyên truyền cổ động, văn hóa – nghệ thuật, thể thao và du lịch chào mừng Kỷniệm 30 năm Ngày tái lập tỉnh (01/4/1992-01/4/2022) và 47 năm Ngày giải phóngNinh Thuận (16/4/1975-16/4/2022).

Căn cứ Kế hoạch số 39/KH-SVHTTDL ngày 01/3/2022của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận về việc tổ chức các hoạtđộng tuyên truyền cổ động, văn hóa – nghệ thuật, thể thao và du lịch chào mừng Kỷniệm 30 năm Ngày tái lập tỉnh (01/4/1992-01/4/2022) và 47 năm Ngày giải phóngNinh Thuận (16/4/1975-16/4/2022).

Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm xây dựngKế hoạch tổ chức các hoạt động trưng bày, triển lãm nhằm chào mừng vớicác nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Giới thiệu đến du khách trong và ngoài nướcnhững nét đặc sắc về di sản văn hóa của người Chăm Ninh Thuận; quảng bá điểm đến tham quan và nghiên cứu; nhữngtác phẩm nghệ thuật về đờisống xã hội của người Chăm tỉnh Ninh Thuận trong 30 năm xây dựng và phát triển.

- Tăng cường sự tương tác trải nghiệm, hiểu biếtvề văn hóa, phong tục, tập quán giữa người Chăm với du khách tham quan. Giớithiệu và trải nghiệm về ẩm thực truyền thống; trình diễn, quảng bá nghệ thuậtlàm gốm và dệt; trình diễn nghệ thuật hòa tấu nhạc cụ và hát múa dân gian Chăm.

2. Yêu cầu:

- Tổ chức trưng bày, triển lãm đảm bảo an toàn,hiệu quả, tiết kiệm.

- Đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19phù hợp thích ứng an toàn, linh hoạt trong tình hình mới.

II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

1. Thời gian: từ ngày 01/4/2022  đến ngày 08/4/2022.

2. Địa điểm: Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm; Số 28Tô Hiệu, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận.

 


III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

Trưng bày, triển lãm với chủ đề “Tuầnlễ du lịch di sản văn hóa Chăm”.

1. Trưng bày chuyên đề “Di sản văn hóa truyềnthống của người Chăm Ninh Thuận” tại Nhà Trưng bày Trung tâm Nghiên cứu văn hóaChăm.

          + Tầng trệt: gồm 101 vịthuốc nam cổ truyền; các hình ảnh, hiện vật về quy trình làm gốm, nguyên liệu,công cụ và các sản phẩm của nghề gốm cổ truyền; các hình ảnh, hiện vật về quytrình dệt, nguyên liệu, công cụ và các sản phẩm của nghề dệt cổ truyền; hìnhảnh về các lễ hội, trang phục, hiện vật phục vụ trong nghi lễ.

+ Tầng lầu: gồm các loại ché, bình, hủ thuộc dònggốm Gò Sành, Quảng Đức; sản phẩm gốm Bàu Trúc; hình ảnh về một số tượng thầncủa người Chăm.

          2.Phối hợp với Hội văn học nghệ thuật tổ chức triển lãm những tác phẩm nghệ thuật về đời sống xã hội của người Chăm tỉnh Ninh Thuậntrong và thành tựu 30 năm xâydựng và phát triển tỉnh Ninh Thuận, tại Hội trường Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm.

3. Ẩm thực truyền thống Chăm (phối hợp với doanhnhân du lịch Vạn Quang Phú Đoan) với các món cụ thể như sau: Thịt dê luộc (chấmvới muối lá dông); thịt cừu nướng; aia tanut (nước xáo dê, ăn kèm với raughém); bánh Hakul (bánh làm từ bột gạo); bánh Ginraong riya; bánh Sakaya. Kèm 1chai rượu gạo. Ngoài ra, còn có một số món đặc thù địa phương: bánh bột gạo láchuối, trà tắc, sữa chua nếp cẩm, trái cây Ninh Thuận...

- Giá đặt khẩu phần: 200.000đồng/một khẩu phần (phục vụ cho 10 khách trên 1bàn).

4. Trình diễn, quảng bá nghệ thuật làm gốm và dệt truyềnthống của người Chăm (phối hợp với doanh nhân du lịch Vạn Quang Phú Đoan):

          - Giá đặt: 1.200.000đồng/đợtkhách.

5. Trình diễn nghệ thuật hòa tấu nhạc cụ dân gianChăm (phối hợp với doanh nhân du lịch Vạn Quang Phú Đoan):

          - Giá đặt: 1.200.000đồng/đợtkhách.

6. Trình diễn nghệ thuật múa hát dân gian Chăm(phối hợp với doanh nhân du lịch Vạn Quang Phú Đoan):

          - Giá đặt: 1.500.000đồng/đợtkhách.

7. Giá vé tham quan: 15.000đồng/người lớn; 7.000đồng/trẻem.

- Thời gian: phục vụ trong 2 buổi: Buổi sáng (từ 9– 12h), buổi chiều theo yêu cầu của khách tham quan.

- Phục vụ cho từng đợt khách, mỗi đợt khách chỉ từ 20 – 50 người khi có đặt yêu cầu trước 01ngày.

         

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí: Từ nguồn kinh phí của đơn vị và vận động Xã hội hóa.

V. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

- Ông Lê Xuân Lợi – Giám đốc: chịu trách nhiệm chỉđạo chung và phối hợp với Hội văn học nghệ thuật thực hiện triển lãm.

- Ông Trượng Tính – Phó Giám đốc: chịu trách nhiệmchỉ đạo phòng Lưu trữ - Trưng bày triển khai thực hiện trưng bày di sản văn hóaChăm tại Nhà Trưng bày và các hoạt động phục vụ khách du lịch.

- Toàn thể viên chức đơn vị tham gia trưng bày,triển lãm, tiếp đón và phục vụ du khách tham quan.

Trên đây là kế hoạch tổ chức trưng bày, triển lãmTuần lễ du lịch di sản văn hóa Chăm nhân dịp Kỷ niệm 30 năm Ngày tái lập tỉnh(01/4/1992-01/4/2022) và 47 năm Ngày giải phóng Ninh Thuận(16/4/1975-16/4/2022). Kính đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho ý kiến chỉđạo, để Trung tâm tiến hành tổ chứcthực hiện./.

Nơi nhận:                                                                   GIÁM ĐỐC

- Sở VHTTDL;

- Ban GĐ Trung tâm;

- Các phòng chuyên môn;

- Trang thông tin điện tử đơn vị;

- Hiệp hội Du lịch Ninh Thuận;

- Lưu: VT.                                                                                                  

    Lê Xuân Lợi

Tin mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 11
  • Hôm nay: 101
  • Trong tuần: 292
  • Tất cả: 71254

 TRANG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VĂN HÓA CHĂM

Địa chỉ : 28 Đường Tô Hiệu, Phường Tấn Tài, TP. Phan Rang-Tháp Chàm, Ninh Thuận. 
Điện thoại : 0259 3822723  - 02593504099       Email : ttncvhc@ninhthuan.gov.vn.
Ghi rõ nguồn ttncvhc.ninhthuan.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ Website này.