Người Chăm tổ chức lễ hội Rija Nagar nhằm mục đích tống khứ những điều xấu xa, rủi ro trong năm cũ, cầu mong một năm mới làm ăn phát đạt, cầu cho trời yên biển lặng, mưa thuận gió hoà, cây trồng và vậtnuôi sinh sôi nẩy nở.
Lễ hội Rija Nagar diễn ra vào hai ngàychính là ngày thứ năm và ngày thứ sáu hàng tuần. Nếu gọi theo con vật dâng cúngthì người Chăm nói: “Ngày vào cúng congà ngày ra cúng con dê”. Còn nếu, gọi theo tên các vị thần được thỉnh mời về đểnhận lễ vật thì người Chăm nói: “ Ngày đầu tiên cúng các thần linh mới, ngày thứhai cúng các thần linh cũ”. Tức là, ngày thứ nhất dâng lễ vật cho các vị thầnlinh đến từ thế giới Hồi giáo chỉ có các món ăn chay như chè, xôi và trái cây.Ngày thứ hai, dâng lễ vật cho các vị thần linh ảnh hưởng tín ngưỡng Ấn Độ giáođược thờ phượng trên các đền tháp với các món ăn mặn người ta làm một con dê đểtế thần và các vị anh hùng dân tộc.
Tiến hành lễ hội Rija Nagar ở mỗi làngChăm tự tổ chức tại đền thờ của làng. Họ dựng một cái nhà lễ (Kajang) bằng tấm liếp đan tre, lợp mái, chỉ mở một lốira vào ở hướng đông. Trong nhà lễ có trang trí một tấm màn màu trắng gọi là Lemlin biểu tượng cho bầu trời. Ở phía tây nhàlễ có treo một tấm trướng (Panil) miêu tả những hoạt cảnh sống động trong cuộcsống và lao động thường ngày. Đặt biệt, có một cái cỗ bồng trầu (Thong Hala) đựngmiếng trầu cau đã được têm sẵn.
Người chủ lễ trong buổi lễ Rija Nagarlà chức sắc ông Maduen, có nhiệm vụ thực hiện việc thỉnh mời thần linh, vỗ trốngBaraneng hát các bài thánh ca kể về tiểu sử và công đức của các vị thần linh.Song hành với ông Maduen là ông Ka-ing có vai trò như một vũ công múa dâng lễ.Mỗi vị thần linh có tức vị, tính cách, trang phục khác nhau. Do đó, khi múa ôngKa-ing cũng hoá trang, nhập vai và mang theo những đạo cụ khác nhau để diễn tảvề các đặc điểm, phong thái của các vị thần linh. Đánh nhạc cho ông Ka-ing múalà một ban nhạc lễ, gồm có hai nhạc công đánh trống Gineng, một nhạc công thổikèn Saranai. Khi ông Ka-ing hoá thân vào thần linh nào thì ban nhạc tấu lên nhữngbản nhạc dành riêng cho từng vị thần linh đó.
Mở đầu nghi lễ Rija Nagar chức sắc Maduen đốt trầm hương, rót rượu mờithần linh và khấn cầu những điều tốt lành cho dân làng. Lần lượt từng vị thầnlinh được ông Maduen mời đến chứng giám và nhận lễ, chức sắc Ka-ing nhập vai,hoá trang vào thần linh múa mừng theo từng nhịp trống, tiếng kèn của ban nhạc lễ.Diễn tả nhân vật Po Tang Ahaok, ông Ka-ing mang áo màu đỏ, quấn khăn màu đỏ taycầm cây mía biểu tượng cho mái chèo làm động tác chèo thuyền một cách dũng mạnhvượt qua bao sóng to gió lớn, chiến thắng trước biển cả mênh mông, hoá thân vào nhân vật Po Cei Tathun ông Ka-ingcầm roi, múa phi ngựa hí vang trời trông oai phong như một vị tướng ra trận.
Nhưng khi vào vai nhân vật nữ thần Po Nai, ôngKa-ing thay trang phục nữ màu trắng, tay cầm quạt múa những nhịp điệu, bước đinhẹ nhàng, khoan thai, uyển chuyển và quyến rủ. Người dân đi xem lễ rất phấnkhích lúc chứng kiến sự thăng hoa lên đồng của ông Ka-ing nhập vai vị thần PoHaniimper, bằng đôi chân trần ông Ka-ing nhảy lên đóng lửa đang cháy để dập tắt ngọn lửa trong tiếng nhạc đánh dồndập và sự cổ vũ hoan hô, cuồng nhiệt của dân làng. Dặp tắt đi ngọn lửa như muốndập tắt đi sự oi bức, nóng nực, khô hạn của tiết trời.
Kết thúc lễ cúng Rija Nagar những hìnhnhân làm bằng bột gạo (Salih) gồm có 1 nam và 1 nữ sẽ được đem đi thả trôi sôngra biển mang theo thông điệp và lời cầu nguyện của dân làng. Sau lễ hội RijaNagar các gia tộc tiến hành lễ Rija Harei, ở các gia đình thì mời chức sắc PoAcar đến cúng Talak Bala Sang, đọc kinh cầu mong một năm mới bình an và hạnhphúc.
Lễ hội Rija Nagar diễnra trong thời điểm chuyển giao giữa mùa khô với mùa mưa như một hình thức cầumưa. Đời sống người Chăm, gắn liền với các hoạt động nông nghiệp, với ruộng đồngtừ nhiều đời nay. Do đó, lúc nào họ cũng khát khao cho khí trời thuận lòng người,cầu trời cho mưa rơi xuống, đất đai tươi tốt để có được vụ mùa bội thu.
Lễ hội Rija Nagar là mộtsinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của người Chăm kết hợp với nghệ thuật biểu diễn camúa nhạc làm cho không khí của năm mới tràn đầy phấn khởi và vui vẻ. Góp phần quan trọng trong việc bảo tồn các giá trị bản sắcvăn hoá truyền thống của dân tộc Chăm./.