Lễ cưới hỏi của người Chăm Bà Ni thường diễn
ra vào các tháng 3, 6, 8 và 10 theo lịch của người Chăm với nhiều nghi thức như
lễ dạm hỏi, lễ hỏi cưới và lễ cưới chính thức.
Sau
một thời gian đôi nam nữ làm quen với nhau. Khi gia đình người con gái muốn bắt
rể, họ sẽ tìm người mai mối có tài ăn nói, ứng xử khéo léo, có cuộc sống gia
đình hạnh phúc làm đại diện cho gia đình, tiếng Chăm gọi là On Nyuk hay On Jalan mang trầu cau và bánh trái sang nhà trai bắt chuyện và tìm
cách tiếp cận với cha mẹ và họ hàng nhà trai để tán thành cho cuộc hôn nhân.
Trong trường hợp lễ dạm hỏi thành công, nhà gái tiếp tục cử ông mai và các
thành viên thân thuộc của mình mang theo bánh trái, trầu cau và đồ uống sang
nhà trai để xin ý kiến, bàn bạc về ngày, giờ rước rể tổ chức nghi thức cưới hỏi
theo phong tục.
Nếu nhà
trai đồng ý thì hai bên thống nhất với nhau về cách thức tổ chức lễ cưới. Sáng
ngày hôm sau, một số thành viên trong gia đình họ nhà trai đến nhà gái quan
sát, xem xét bên nhà gái đã dựng rạp lễ cưới chưa? Để buổi tối nhà trai dẫn chú
rể sang nhà gái ở.
Trước
thềm nhà gái chú rể làm nghi thức rửa chân sạch sẽ. Rồi, đi thẳng vào phòng của
cô dâu. Ông mai làm nghi thức tuyên thệ hai người trở thành vợ chồng bằng cách
xé miếng lá trầu, miếng cau cho cô dâu và chú rể cùng nhau ăn.
Tuy
nhiên, để được công nhận vợ chồng theo phong tục người Chăm Bà Ni thì đôi vợ chồng
trẻ còn thực hiện nghi lễ cưới thêm một lần nữa do các chức sắc Po Acar
tuyên thệ với lễ vật một con dê
và một con gà trong sự chứng kiến của hai bé trai khoảng 8-12 tuổi. Chức sắc Po Acar ban tên thánh cho đôi vợ chồng
trẻ trong nhà lễ. Rồi, dẫn cô dâu và chú rể vào hôn phòng chấp tay hai người lại
chồng lên nhau và xông trên khói trầm hương công nhận hai người là vợ chồng
trong sự chứng giám của thần linh.
Hôn
nhân của người Chăm Bà Ni thể hiện vai trò quan trọng của người phụ nữ trong chế
độ mẫu hệ có quyền bắt chồng. Qua lễ cưới người Chăm bảo tồn và phát huy những
giá trị bản sắc văn hóa độc đáo./.
Bá Minh Truyền