14-09-2018
Độc đáo "Làng nghề truyền thống Chăm Ninh Thuận"
Vốn di sản văn hóa mà người Chăm Ninh Thuận còn để lại cho đến ngày nay tuy mất mát, mai một khá nhiều nhưng vẫn thể hiện được những giá trị tiêu biểu về một nền văn hóa đặc sắc, gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể, là một bảo tàng sống sinh động, mang một sắc thái riêng hấp dẫn, góp phần làm phong phú nền văn hóa đa dân tộc của Việt Nam.
Ai đã từng đến các làng nghề truyền thống của người Chăm Ninh Thuận đều thấy đa số phụ nữ tham gia công việc. Bởi dòng tộc mẫu hệ của người Chăm sống trong khuôn viên gia đình nhiều thế hệ. Người phụ nữ đóng một vai trò quan trọng trong gia đình, tộc họ theo truyền thống, gắn bó với làng, dòng tộc, gia đình.
Vai trò đó thể hiện trong đời sống lao động sản xuất và cả trong đời sống lễ nghi tín ngưỡng. Ngoài việc nuôi dạy con cái, chăm sóc gia đình, phụ nữ còn tham gia lao động trực tiếp nhiều lĩnh vực sản xuất như chăn nuôi, trồng trọt, làm thuốc nam, nghề thủ công truyền thống (chiếm 80% lao động nữ).
Sản phẩm của các làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống Chăm Ninh Thuận
Gốm
Nghề làm thuốc Nam truyền thống của người Chăm Ninh Thuận
Khung dệt thổ cẩm Chăm
Trang phục dành cho giới chức sắc tôn giáo
Hoa văn thổ cẩm cổ Chăm
Thổ cẩm Chăm
Gốm cổ Chăm thế kỷ XIII - XVIII (sưu tầm tại Bình Thuận - Bình Định)
Nung gốm
Sa quay